24/7/09

Giới thiệu giáo trình huấn luyện, giảng dạy Võ cổ truyền

Giới thiệu nội dung tài liệu

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY

MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Introduction of “A course in Vietnamese traditional martial arts”

Võ sư Trương Văn Bảo

UVBCH. Phó trưởng ban kỹ thuật

Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam

Thực hiện Nghị quyết khóa III, nhiệm kỳ 2007 – 2011 của Ban chấp hành và kế hoạch hoạt động của Ban chuyên môn - kỹ thuật Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam. Sau nhiều tháng sưu tầm, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, biên soạn…, Ban chuyên môn - kỹ thuật Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam đã bước đầu hoàn tất tập tài liệu: Giáo trình huấn luyện - giảng dạy môn Võ cổ truyền Việt Nam.

Tập tài liệu này đã trình Thường trực Liên đoàn để đề xuất kế hoạch in thành sách phục vụ môn Võ cổ truyền Việt Nam trong nước và làm nền tảng cho việc phát triển ra các nước trên thế giới sau này.

Võ sư Lê Kim Hòa, Phó chủ tịch kiêm trưởng Ban chuyên môn - kỹ thuật Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam, định hướng biên soạn giáo trình trên nền tảng xây dựng một hệ thống lý luận võ học Võ cổ truyền bao gồm nhiều vấn đề để tham khảo nâng cao kiến thức; phân tích căn bản công quyền thuật và binh khí, chuẩn hóa các bài võ thống nhất của Liên đoàn trên nền tảng căn bản võ học đó. Mục đích giáo trình phổ cập từ thấp lên cao, khi có điều kiện phát triển rộng rãi, nhất là trong học đường từ các bậc Tiểu học, Trung học, Đại học và về sau là nghiên cứu lý luận chuyên sâu trong nhiều lãnh vực liên quan đến Võ cổ truyền Việt Nam.

Ban chuyên môn - kỹ thuật Liên đoàn sẽ tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn thêm nhiều nội dung những bài võ trong Thập bát ban võ nghệ của nhiều môn phái để làm tài liệu tham khảo rộng rãi trong tương lai.

BAN CHỈ ĐẠO VÀ BAN BIÊN SOẠN

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

I. BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN

1. Ông Đoàn Văn Thao: Nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục Thể thao. Chủ tịch Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam.

2. Ông Trần Huy Bình: Phó vụ trưởng Vụ Thể dục Thể thao quần chúng, Tổng cục Thể dục Thể thao. Tổng thư ký Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam.

3. Ông Đặng Danh Tuấn: Trưởng phòng Thể thao giải trí Vụ Thể dục Thể thao quần chúng, Tổng cục Thể dục Thể thao. Phó Tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam

II. BAN BIÊN SOẠN:

1. Võ sư Lê Kim Hòa: Phó chủ tịch kiêm trưởng Ban kỹ thuật Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam - Trưởng ban.

2. Võ sư Trương Văn Bảo: Ủy viên Ban chấp hành, Phó trưởng Ban kỹ thuật Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam - Phó ban.

3. Võ sư Trần Xuân Mẫn: Ủy viên Ban kỹ thuật Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam - Phó ban.

III. CÁC ỦY VIÊN:

1. Cố lão võ sư Phạm Đình Trọng.

2. Cố võ sư Đoàn Thọ Sơn.

3. Lão võ sư Ngô Bông.

4. Võ sư Đinh Văn Tuấn.

5. Võ sư Trương Hùng.

6. Võ sư Phan Văn Quảng.

7. Võ sư Nguyễn Phước Toàn

8. Võ sư Lê Đình Long.

9. Võ sư Lê Bá Toàn.

10. Võ sư Đoàn Đức Phước.

11. Võ sư Đinh Văn Lớn.

12. Võ sư Trần Duy Linh.

13. Võ sư Lê Xuân Liễu.

14. Võ sư Văn Xuân Thông.

15. Võ sư Lý Băng Sơn.

16. Lương y Võ sư Nguyễn Tấn Xuân.

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY

MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

CHƯƠNG I

NHỮNG NÉT CHÍNH CỦA VÕ HỌC VÀ LỊCH SỬ

I. TRƯỜNG DẠY VÕ QUA CÁC TRIỀU ĐẠI.

1. Võ miếu.

2. Võ kinh.

3. Võ nghệ.

4. Võ đạo.

II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN MÔN VÕ CỔ TRUYỀN 33 NĂM KỂ TỪ NGÀY ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT (1975 – 2008).

1. Giai đọan I: Từ năm 1975 – 1985…

2. Giai đoạn II: Từ năm 1987…

3. Giai đọan III: Từ năm 1995 đến năm 2008…

III. BAN CHẤP HÀNH LIÊN ĐOÀN VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ.

1. Ban chấp hành Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam khoá I.

a) Ban thường trực Liên đoàn.

b) Hội đồng cố vấn cho Ban chấp hành.

c) Các trưởng ban.

2. Ban chấp hành Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam khoá II.

a) Các chức danh lãnh đạo của Liên đoàn.

b) Các trưởng ban.

3. Ban chấp hành Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam khoá III.

a) Các chức danh lãnh đạo của Liên đoàn.

b) Các trưởng ban.

IV. CÁC KỲ HỘI NGHỊ CHUYÊN MÔN.

* Lần thứ I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X.

V. CÁC KHÓA HỌC TRỌNG TÀI, GIÁM ĐỊNH, GIÁM KHẢO QUỐC GIA VÀ KHU VỰC.

* Khóa I, II, III, IV, V, VI…LỚP TRỌNG TÀI KHU VỰC PHÍA BẮC. LỚP TRỌNG TÀI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.

CHƯƠNG II

LÝ LUẬN VÕ HỌC

I. TẬP VÕ.

II. PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM ĐIỀU HÀNH MỘT LỚP TẬP VÕ THUẬT.

Các bước lên lớp cho một buổi tập 2 tiết.

III. PHƯƠNG PHÁP TẬP MỘT BÀI QUYỀN.

IV. SỰ BIẾN ĐỔI HỆ HÔ HẤP VÀ PHƯƠNG PHÁP THỞ TRONG VÕ THUẬT.

V. ĐẶC TÍNH VÀ TÁC DỤNG CỦA KHỞI ĐỘNG.

1. Đặc tính.

2. Các kỹ thuật khởi động cơ bản.

3. Tác dụng.

VI. LỰC PHÁP TRONG VÕ THUẬT.

VII. TÌM HIỂU CÁC PHÁP CƠ BẢN VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN 1. Tấn pháp.

2. Bộ pháp.

3. Thân pháp.

4. Thủ pháp.

5. Cước pháp.

6. Nhãn pháp.

7. Khí pháp.

8. Tâm pháp.

VIII. VAI TRÒ HUẤN LUYỆN VIÊN.

1. Vai trò lãnh đạo

2. Vai trò và trách nhiệm của huấn luyện viên.

3. Ý thức và lòng yêu nghề của huấn luyện viên.

4. Có văn hóa, kinh nghiệm và hiểu biết phong phú.

5. Kỷ năng giáo dục thành thạo.

6. Tinh thần học hỏi và mạnh dạn cải tiến.

7. Đọa đức và tình cảm cao thượng.

IX. CÁC PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN.

1. Phương pháp huấn luyện liên tục.

2. Phương pháp huấn luyện lặp lại.

3. Phương pháp huấn luyện giãn cách.

4. Phương pháp huấn luyện biến đổi.

X. CÁCH HUẤN LUYỆN CỦA NGƯỜI XƯA.

1. Tập gà đá độ.

2. Học bắn cung.

XI. CÁC NGUYÊN TẮC HUẤN LUYỆN ỨNG DỤNG TRONG MÔN VÕ CỔ TRUYỀN.

1. Nguyên tắc tự giác tích cực.

2. Nguyên tắc trực quan.

3. Nguyên tắc vừa sức.

4. Nguyên tắc hệ thống và liên tục.

5. Nguyên tắc vững chắc.

6. Nguyên tắc khoa học và nguyên tắc liên hệ và thực tiễn.

XII. KHÁI NIỆM VỀ ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH VỚI VÕ CỔ TRUYỀN.

1. Âm Dương với Võ cổ truyền.

2. Ngũ Hành với Võ cổ truyền.

XIII. ĐẶC ĐIỂM BINH KHÍ - KỸ PHÁP CỦA MỘT SỐ LOẠI BINH KHÍ.

1. Cung, ná, nỏ.

2. Thương.

3. Đao.

4. Kiếm.

5. Xà mâu.

6. Trủy thủ.

7. Lăn khiên - Thuẫn.

8. Phủ.

9. Chùy.

10. Côn.

11. Kích.

12. Giản.

13. Ngãi.

14. Soa.

15. Câu.

16. Bừa cào.

17. Nhuyễn tiên.

18. Bạch đả song thủ.

* Phụ chú: …

CHƯƠNG III

ĐAI, ĐẲNG CẤP, ĐIỀU KIỆN THI CHUYỂN CẤP, PHONG CẤP

I. ĐẲNG CẤP.

II. ĐIỀU KIỆN THI CHUYỂN CẤP.

III. NỘI DUNG THI CỦA CÁC CẤP.

1. Nội dung thi sơ cấp.

2. Nội dung thi trung cấp.

3. Nội dung thi cao cấp.

IV. PHONG CẤP VÕ SƯ.

1. Điều kiện phong cấp Võ sư.

2. Điều kiện phong cấp Đại võ sư.

CHƯƠNG IV

KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN

I. KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN.

II. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI LẬP KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN (KHHL).

1. Mục tiêu HLTT trong việc KHHL.

2. Nội dung huấn luyện bao gồm.

3. Kế hoạch nhỏ nhất là giáo án: cho 1 buổi tập. Giáo án HL được xác định.

4. Mục đích giáo án: nâng cao tố chất – kỹ năng, kỹ xảo.

II. GIÁO ÁN HUẤN LUYỆN CỦA MỘT BUỔI TẬP

III. KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN TUẦN.

IV. KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN NĂM.

* Các giai đọan trong KHHL một năm.

1. Giai đoạn chuẩn bị: Trước giải khoảng 3-4 tháng. Phát triển thể lực toàn diện.

2. Giai đoạn chuẩn bị thi đấu: trước giải khoảng 1-2 tháng.

3. Giai đoạn thi đấu: tháng thi đấu.

4. Giai đoạn chuyển tiếp.

* Các loại bài tập:

1. Bài tập phát triển chung.

2. Bài tập phát triển chuyên môn.

3. Bài tập kỹ thuật.

4. Bài tập kỹ chiến thuật.

5. Bài tập thi đấu: Có quy ước.

V. TỔNG HỢP TỈ LỆ CÁC GIAI ĐOẠN KẾ HOẠCH NĂM.

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN.

1. Mục đích, nhiệm vụ.

2. Phân tích.

3. Nội dung huấn luyện.

4. Điều kiện đảm bảo để thực hiện kế hoạch.

VI. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC MỘT GIẢI THI ĐẤU.

1. Công tác chuẩn bị.

2. Phương án tổ chức.

3. Điều lệ.

4. Bộ máy điều hành.

5. Chức năng, nhiệm vụ từng ban.

VII. MỐI QUAN HỆ HLV VÀ VĐV.

1. Trước thi đấu.

2. Đang thi đấu.

3. Sau thi đấu.

VIII. HUẤN LUYỆN VIÊN.

1. Tính cách.

2. Quan niệm về nhận thức.

3. HLV chia sẻ niềm vui khi VĐV chiến thắng.

IX. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI TRONG ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN ỨNG DỤNG CHO MÔN VÕ CỔ TRUYỀN.

1. Khái niệm:

a) Đầu vào.

b) Quá trình đào tạo.

c) Đầu ra.

2. Tính chất của 1 số đặc tính của quy trình công nghệ.

3. Những vấn đề bảo đảm quá trình công nghệ.

CHƯƠNG V

PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN

I. THỂ LỰC.

1. Sức mạnh và phương pháp huấn luyện ứng dụng cho môn Võ cổ truyền.

a) Sức mạnh: (cơ, bắp)

b) Phương pháp huấn luyện.

2. Sức nhanh và phương pháp huấn luyện ứng dụng cho môn Võ cổ truyền.

a) Sức nhanh.

b) Phương pháp huấn luyện sức nhanh.

3. Sức bền và phương pháp huấn luyện:

a) Sức bền.

b) Phương pháp HL sức bền chuyên môn trong môn võ.

c) Phương pháp HL sức bền chung trong môn võ.

d) Cách tính lượng vận động – cường độ.

4. Dẻo và phương pháp huấn luyện:

a) Dẻo.

b) Phương pháp huấn luyện.

5. Khéo léo và phương pháp huấn luyện:

a) Khéo léo.

b) Phương pháp huấn luyện.

II. HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT.

1. Kỹ thuật võ thuật.

2. Huấn luyện kỹ thuật chung.

3. Huấn luyện kỹ thuật chuyên môn.

4. Qui trình giảng dạy và học kỹ thuật.

5. Các phương pháp huấn luyện kỹ thuật

6. Các nguyên tắc huấn luyện kỹ thuật.

III. HUẤN LUYỆN CHIẾN THUẬT.

1. Các điểm lưu ý khi xây dựng chiến thuật thi đấu.

2. Các yếu tố liên quan đến hiệu quả chiến thuật trong thi đấu các môn võ.

3. Huấn luyện chiến thuật bằng sử dụng các đòn kỹ thuật.

4. Chiến thuật thi đấu giải.

IV. NGUYÊN LÝ HUẤN LUYỆN TÂM LÝ.

1. Đặc tính tâm lý chuyên môn của võ thuật.

2. Nguyên lý huấn luyện tâm lý.

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tâm lý VĐV.

V. GIÁO DỤC Ý CHÍ.

VI. HUẤN LUYỆN CÁ BIỆT .

VII. TRANG BỊ - LÝ THUYẾT.

VIII. CÁC CHẤN THƯONG TRONG TẬP LUYỆN VÀ TRONG THI ĐẤU.

1. Trong luyện tập.

2. Trong thi đấu.

3. Các loại chấn thương.

- Chảy máu mũi.

- Vết bầm.

- Bong gân và sai khớp.

- Đứt gân, cơ.

- Viêm gân, viêm bao hoạt dịch.

- Gãy xương.

- Đau nhức cơ.

- Chấn thương đầu.

- Chấn thương cổ.

- Chấn thương mắt.

- Chấn thương răng.

- Chấn thủy.

- Chấn thương háng và bụng dưới.

IX. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ BIỆN PHÁP HỒI PHỤC.

- Khoảng nghỉ và thả lỏng trong các buổi tập.

- Nghỉ tiêu cực.

- Nghỉ dưới nước.

- Nghỉ tích cực.

- Biện pháp sư phạm.

- Biện pháp tâm lý.

- Biện pháp y sinh học.

- Biện pháp thuốc đặc hiệu.

X. ỨNG DỤNG HỆ THỐNG CÁC BIỆN PHÁP HỒI PHỤC TRONG HUẤN LUYỆN THỂ THAO (Nghiên cứu ứng dụng cho môn Võ cổ truyền)

1. Biện pháp hồi phục sư phạm.

2. Biện pháp hồi phục vệ sinh học.

3. Biện pháp hồi phục y – sinh.

4. Các biện pháp hồi phục tâm lý.

XI. BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HỒI PHỤC.

1. Sư phạm.

2. Tâm lý.

3. Y học.

- Vật lý trị liệu.

- Các chất dinh dưỡng.

- Các chất khoáng.

CHƯƠNG VI

Y HỌC VÀ CHỮA TRỊ CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU

PHẦN I: CÁC HỆ CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI.

1. Hệ xương.

2. Phân loại xương.

3. Bộ xương người.

4. Sọ.

5. Xương móng

6. Cột sống.

7. Xương trục.

8. Xương chậu nam.

9. Xương chậu nữ.

10. Xương cùng và xương chậu.

11. Xương tay.

12. Xương chân.

13. Khớp xương.

14. Hệ cơ.

15. Cơ mặt, đầu và cổ.

16. Cơ thân mình.

17. Cơ tay.

18. Cơ chân.

PHẦN II: CÁC CÁCH CHỮA TRỊ CHẤN THƯƠNG.

1. Cách chữa bong gân.

2. Cách chũa trị trật khớp.

3. Chũa trật khớp xương cổ.

4. Chữa trật khớp xương hàm dưới.

5. Chũa trật khớp xương vai.

6. Chữa trật khớp xương cùi chỏ.

7. Chữa trật khớp xương cổ tay.

8. Chữa trật khớp xương ngón tay.

9. Chữa trẹo đốt xương sống.

10. Chữa trật khớp xương hông.

11. Chữa trật khớp xương đầu gối.

12. Chũa trật khớp xương cổ chân.

13. Chũa trật khớp xương ngón chân.

PHẦN III: NHỮNG BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA TRẬT ĐẢ.

I. Kinh nghiệm dân gian.

II. Những bài thuốc Nam

III. Những bài thuốc Bắc.

1. Thuốc cấp cứu.

2. Thuốc tê.

3. Thuốc uống.

IV. Cấp cứu võ đài

1. Chảy máu mũi.

2. Chấn thương hạ bộ (tinh hoàn).

3. Trật khớp cánh tay.

V. Huyệt đạo trong võ thuật.

1. 9 huyệt ở đầu.

2. 14 huyệt ở ngực, bụng.

3. 8 huyệt ở lưng, thắt lưng.

4. 5 huyệt ở tay chân.

VI. Điểm huyệt, giải huyệt.

VII. 22 phương huyệt điều trị các chứng bệnh.

CHƯƠNG VII

CÁC TEST TUYỂN CHỌN ỨNG DỤNG CHO MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

I. Phương pháp kiểm tra y sinh:

1. Phương pháp kiểm tra hệ tim mạch.

2. Phương pháp tính toán và đánh giá.

II. Phương pháp kiểm tra sư phạm.

1. Test chạy 1.500 mét.

2. Test Cooper.

III. Tổ chức nghiên cứu.

CHƯƠNG VIII

CĂN BẢN CÔNG

CĂN BẢN CÔNG QUYỀN THUẬT.

PHẦN I: TẤN PHÁP.

A. Các thế tấn.

B. Bài tập di chuyển tấn.

PHẦN II: BÔNG PHÁP.

A. Sáu bộ bông.

B. Bài tập sáu bộ bông liên hòan.

PHẦN III: THỦ PHÁP.

A. Năm bộ tay công thủ.

B. Bài tập thủ pháp.

PHẦN IV: CƯỚC PHÁP.

A. 24 thế đá.

B. bài tập cước pháp.

PHẦN V: BỘ PHÁP.

PHẦN VI: THÂN PHÁP.

A. 04 bộ thân pháp.

B. Bài tập phối hợp.

CĂN BẢN CÔNG BINH KHÍ.

I. Đơn đao.

II. Tề mi côn - Trường côn.

III. Kiếm.

IV. Thương.

V. Đại đao.

CHƯƠNG IX

MƯỜI TÁM BÀI VÕ TRONG GIÁO TRÌNH THỐNG NHẤT

1. Bài Tiên ông quyền.

2. Bài Thần đồng côn.

3. Bài Lão hổ thượng sơn.

4. Bài Tứ linh đao.

5. Bài Hùng kê quyền.

6. Bài Đản côn tề mi.

7. Bài Bạch hạc sơn quyền.

8. Bài Huỳnh long độc kiếm.

9. Bài Kim ngưu quyền.

10. Bài Thái sơn côn.

11. Bài Ngọc trản quyền.

12. Bài Lôi long đao.

13. Bài Lão mai quyền.

14. Bài Thanh long độc kiếm.

15. Bài Bát quái côn.

16. Bài Siêu xung thiên.

17. Bài Độc lư thương.

18. Bài Thiết lĩnh. (Sẽ nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế)

CHƯƠNG X

LUẬT THI ĐẤU

PHẦN I: LUẬT THI ĐẤU

PHẦN 2: LUẬT THI QUYỀN

Phụ lục.

Tài liệu tham khảo.

Mục lục.

Tập bản thảo tài liệu “Giáo trình huấn luyện - giảng dạy môn Võ cổ truyền” in hai mặt trên khổ giấy A4, dày 668 trang. Trong điều kiện khó khăn về nhiều mặt nhưng nỗ lực của Ban chuyên môn - kỹ thuật Liên đoàn đã thể hiện quyết tâm xây dựng hệ thống lý luận võ học Võ cổ truyền, góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu để nâng cao kiến thức cho môn sinh, huấn luyện viên, võ sư môn Võ cổ truyền Việt Nam.

( http://vocotruyen.vn)

Phân Trang

Website Võ Thuật